Trang chủ Vô Thượng Niết Bàn – Phá Chấp Ngã 06

Vô Thượng Niết Bàn – Phá Chấp Ngã 06 – Cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

06 – Phá Chấp Ngã

Đây là phần chỉ về câu:”cho nên trong tướng Không không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành Thức”. Con nguời vì si mê nên cứ tưởng thân tâm nầy là thật Có, có nghĩa là chấp mình có một cái Ta riêng biệt trong vũ trụ nầy. Nhưng phần trên chúng ta đã chứng minh ngũ uẩn là Không thì trong ta làm gì có cái Ta. Mà ngũ uẩn chính là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thêm nữa, Không tướng tức là bản thể bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm của vạn vật. Khi đã đạt đến mức sáng suốt triệt để, tức là Bát Nhã bama-mật, thì phải thấy ngũ uẩn là Không. Thật vậy, Không tướng tức là Chơn không, là cái Thể của vạn vật. Mà đã là Thể thì không sao có cái tướng hay Sắc được cho dù Thể không khác Sắc. Nay trong” Tướng không” không có Sắc thì làm gì có những cái tùy thuộc của Sắc là Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Khi đã đạt được đến cái Thể, là đến chỗ tuyệt đối. Do đó khi thấy ngũ uẩn không thật Có thì tự chúng ta có thể phá được cái chấp ngã là thấy mình không có cái Ta để dẫn dắt con nguời khỏi phải sống một cuộc đời mê muội cũng vì cái Ta nầy.

Một khi đã đi sâu vào cái sáng suốt triệt để, có nghĩa là hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật, thì sẽ trở thành nguời có trí tuệ. Nhưng cái trí tuệ nầy có được là nhờ tâm đã định. Nguời mà sống trong định thì chẳng khác nào như con rùa rút đầu vào vỏ. Cuộc sống của họ chỉ nhìn vào bề trong và chỉ biết cái gì bên trong mà thôi. Còn vạn vật bên ngoài, kể luôn cái vỏ, đối với họ là những cái gì đã tiêu tan mất tích từ lâu. Lối sống nầy cổ nhân gọi là:”dĩ tự tánh tự chiếu”, có nghĩa là tự lấy gương lòng của mình mà tự soi lòng mình. Hay nói một cách khác, họ đem hết cái sáng suốt của trí tuệ mà soi ngược vào lòng mình để tự biết lấy mình. Do đó khi làm cái việc hồi quang phản chiếu nầy thì con nguời không có thì giờ và trí óc để suy nghĩ đến cái thân xác thịt hoặc những tình cảm do thân tiếp xúc với ngoại cảnh mà phát sanh, tức là ngũ uẩn. Không sống cho ngũ uẩn tức là không nộ lệ cho cái Ta và từ đó con nguời sẽ không còn lệ thuộc vào cái ngã nữa hay nói một cách khác là chúng ta có thể phá được cái chấp ngã rồi.

Thêm nữa có chấp ngã là bởi vì chúng ta thương yêu cái ngã của mình. Thương yêu cái ngã thì nhà Phật gọi là ái ngã. Có nghĩa là bất cứ cái gì mà hợp với mình thì mình yêu thương, gìn giữ, còn cái gì không hợp với mình thì mình chê, mình ghét. Thử nghĩ lại xem có ai chửi mình mà mình thương họ không? Dĩ nhiên là mình phải ghét họ. Ghét là vì cái ngã ghét mà mình chạy theo ngã nên mình cũng ghét theo. Đôi khi chúng ta nói sai, làm bậy mà có người sữa thì chúng ta nổi giận đùng đùng.

Thử nghĩ lại có bao giờ mà chúng ta làm việc sai hay nói không đúng mà chúng ta điềm tỉnh hài hòa khi có nguời chỉ trích chúng ta? Có bao giờ chúng ta biết ơn kẻ đã chỉ chỗ sai quấy cho mình sữa đổi để trở thành người tốt hay là chúng ta oán hận họ? Tất cả cũng từ cái ái ngã mà ra. Bởi ái ngã cho nên nếu ai động tới ngã là chúng ta bừng bừng nổi giận. Còn ai tâng bốc ngã thì mình ưa, mình thích. Bởi vì có bản ngã cho nên hễ đụng chạm nhau thì sẽ sanh ra thù nghịch, không ai nhịn ai cả.

Vì vậy cho nên vì bản ngã mà chúng ta phải nếm mùi khổ đau và vì muốn bảo vệ bản ngã mà chúng ta luôn tạo nghiệp. Ta thì lo bảo vệ bản ngã của ta còn người khác thì bảo vệ bản ngã của họ cho nên đời nầy tan thì đời khác đến nghiệp nối đuôi chồng chất mãi không thôi. Mà càng tạo nghiệp thì càng lún sâu trong vòng luân hồi sanh tử. Khi đã biết ngũ uẩn là Không, tức là thân tâm nầy là Không thì chúng ta không bám vào cái ngã tứ đại giả hợp nầy nữa. Không bám vào tấm thân tứ đại tức là không bám vào cái thương ghét. Không còn thương ghét tức là không chạy theo bản ngã thì tâm sẽ trở thành thanh tịnh, bình đẳng để không còn tạo nghiệp. Không tạo nghiệp là con nguời không còn khổ và vĩnh viễn chặt đứt dây luân hồi.

Nếu có người tu hành mà khoe nay chứng cái nầy, mai đắc cái kia thì đó là hiện thân của bản ngã. Hễ còn dính vào bản ngã tức là phàm phu mà đã là phàm nhân thì không bao giờ là Thánh được. Kinh Phật có câu:”Không thấy có pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề để đắc”, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật. Do đó nếu ai khoe là chứng quả Thanh văn hay Bồ tát…thì đó là tướng của ma quái chớ không phải của người tu hành chân chính. Đời nay có người tu hành mà thích khoe có cấp bằng Tiến sĩ nầy hay Thạc sĩ nọ hay là danh xưng thế nầy, thế kia thì cái ngã còn quá lớn bởi vì người tu theo đạo Phật là càng tu cao thì cái ngã càng thấp. Còn cái ngã càng cao thì sự tu hành chưa tới đâu cả.

Nói chung người yêu đời là người lăn mình trong xã hội, lăn mình trong chỗ nhiễm ái hay lăn mình để xây dựng. Còn người chán đời là người gặp nhiều thất bại trong cuộc đời bởi vì chí cả không thành, công danh trắc trở, tình duyên ngang trái…Do đó kẻ yêu đời là người chạy theo tham đắm lợi danh tức là nộ lệ cho bản ngã, Còn người chán đời là kẻ oán ghét thế gian thì cũng là nô lệ cho cái bản ngã mà thôi. Chính những người không yêu không ghét, tâm thanh tịnh mới thật là người không chạy theo bản ngã. Vô ngã chính là tâm của Bồ tát vậy. Khi các Ngài vào thế gian để độ chúng sinh thì tâm rất bình đẳng. Không còn chấp ngã, chấp pháp. Làm việc vì lợi ích cho chúng sinh chớ không phải lợi ích cho mình. Khi đã hiểu vạn pháp giai không, duyên sanh như huyễn thì trên đời nầy có cái gì là thật Có đâu mà phải bận tâm.

Ngày xưa Ngài Thần Tú là đại đệ tử của ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, khi làm bài kệ:

Thân là cây Bồ-đề (chấp tướng)
Tâm như đài gương sáng (lại chấp có tướng)
Luôn luôn phải lau chùi (chấp có tu là chấp ngã)
Chớ cho dính bụi trần (chấp là mình chứng đạo).

Liền bị ngũ Tổ quở là kiến thức:”còn đứng ngoài hàng rào”Ngài Thần Tú còn quá chấp, tức là không hiểu được ý nghĩa sâu xa của tuệ giác Bát Nhã.

Nhưng khi biết Lục Tổ Huệ Năng có kiến thức thâm sâu và là cao tăng đắc đạo thì Ngài Thần Tú mới nói với đệ tử rằng:”Ngài Huệ Năng là người đã được thầy ta ấn chứng, kiến thức đã quá hơn ta. Tiếc vì ta đã già và mang ơn quốc vương quá nặng nên không đi tới đó học được, vậy các ngươi thay ta tới đó học hỏi rồi đem về nói lại cho ta nghe”. Đủ biết là một người trong quá khứ đã quá chấp ngã mà sau đó vì đạo pháp mà phá được cái chấp ngã của mình. Biết người giỏi hơn mà không ghét thì cái ngã đâu còn. Thật đáng khen! Ngày nay có nhiều vị tu hành khoe mình là tiến sĩ thế này thế nọ. Thì chính ho đã bị kẹt vào cái đa văn, tức là tăng trưởng cái ngã của mình, đây chính là đi ngược lại con đường giải thoát giác ngộ.

Nếu dẹp được ái ngã thì Tham-Sân-Si cũng theo thời gian mà tiêu tan. Vì thế Đức Phật dạy chúng sinh lúc nào cũng phải xét cái ngã của mình. Cái ngã về thân vốn chẳng Có. Cái ngã về thân nó không thật vì tứ đại là do ngũ uẩn hòa hợp tạo thành mà ngũ uẩn là Không thật Có. Chính thân đã không thật thì yêu ghét không còn. Cho nên muốn dứt thương ghét thì phải phá cái ngã trước. Ngã mà bị phá rồi thì thương ghét cũng chẳng còn. Vì thế con người mới có thể tìm lại cuộc sống an vui tự tại trong đời nầy.

Trong Kinh A Hàm có bài kệ ghi lúc Đức Phật vừa đản sanh:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử.

Dựa theo Kinh A Hàm của Phật giáo nguyên thủy thì bốn câu trên có nghĩa là trên trời dưới thế chỉ có Phật là hơn hết. Nhưng đây không phải là đề cao cái ngã của Đức Phật. Tại sao? Vì trong tất cả thế gian thì Đức Phật đã qua khỏi sanh, già, bệnh, chết. Đó chính là cái hơn theo tinh thần nguyên thủy. Còn theo tư tưởng của đại thừa phát triển thì đi thẳng vào cái ngã của Pháp
thân chớ không phải là cái ngã của sắc thân Đức Phật. Bởi vì ngã của thân tứ đại ngũ uẩn là vô thường sanh diệt. Vì thế vô ngã là không có cái ngã của tứ đại ngũ uẩn, nhưng Pháp thân là thể bất sanh, bất diệt cho nên Pháp thân là trên hết. Do đó cái ngã mà dựa theo tư tưởng đại thừa chính là cái ngã Pháp thân. Mà nếu chúng sinh muốn được giải thoát sinh tử thì bắt buộc phải giác ngộ được Pháp thân. Như vậy câu nói đó không phải đề cao cái ngã như mọi người hiểu lầm bấy lâu nay.

Ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng có nói rằng:”Nếu là người tu đạo chân thật thì không thấy lỗi lầm của người khác trong thế gian”. Cái khó trong thế gian nầy là lúc nào con người cũng thấy lỗi của người mà không nhìn lại lỗi của mình. Nếu tin vào luật nhân quả thì người khác có làm cái gì hay làm thế nào thì cũng có nhân quả riêng cho họ. Nhân quả của người khác thì chúng ta không thể nhận chịu thay thế cho họ mà quan trọng nhất là chú ý đến nhân quả của mình. Có gây nhân thì phải nhận lấy quả báo. Đến khi nào chúng ta không thấy lỗi của người khác mà chỉ thấy lỗi của mình thì chúng ta sẽ thành công. Công phu của quý vị sẽ đắc lực và chắc chắn quý vị sẽ gặt hái rất nhiều lợi ích chân thật.

 

Tags:Ngũ uẩn La gì, Tưởng uẩn là gì, Uẩn là gì, phá chấp ngã, sắc, thọ, tưởng, hành thức la gì, Ngũ uẩn, Ngũ uẩn trong Phật giáo là gì, Sắc uẩn là gì, Ngũ uẩn trong kinh Nikàya, le sy minh tung, phá chấp ngã, phá chấp ngã , lê sỹ minh tùng, ánh đạo vàng, vô thượng niết bàn, thanh tịnh tâm, le sy minh tung, Ngũ uẩn La gì, Tưởng uẩn là gì, Uẩn là gì, sắc, thọ, tưởng, hành thức la gì, Ngũ uẩn, Ngũ uẩn trong Phật giáo là gì, Sắc uẩn là gì, Ngũ uẩn trong kinh Nikàya, le sy minh tung, lê sỹ minh tùng, ánh đạo vàng, vô thượng niết bàn, thanh tịnh tâm, le sy minh tung, Ngũ uẩn La gì, Tưởng uẩn là gì, Uẩn là gì, sắc, thọ, tưởng, hành thức la gì, Ngũ uẩn, Ngũ uẩn trong Phật giáo là gì, Sắc uẩn là gì, Ngũ uẩn trong kinh Nikàya, le sy minh tung, lê sỹ minh tùng, ánh đạo vàng, vô thượng niết bàn, thanh tịnh tâm, le sy minh tung, Ngũ uẩn La gì, Tưởng uẩn là gì, Uẩn là gì, sắc, thọ, tưởng, hành thức la gì, Ngũ uẩn, Ngũ uẩn trong Phật giáo là gì, Sắc uẩn là gì, Ngũ uẩn trong kinh Nikàya, le sy minh tung, lê sỹ minh tùng, ánh đạo vàng, vô thượng niết bàn, thanh tịnh tâm, le sy minh tung, phá chấp ngã, phá chấp ngã

Ân lớn trong trời đất không gì hơn được ân cha mẹ. Cha mẹ còn sống là vị Phật đang sống trong nhà. Cha mẹ đã mất vẫn truy báo được. Thử nghĩ xem thân này là từ đâu mà tới, do ai được trưởng thành? Sao chẳng phản bổn tầm nguyên, tận tâm, tận lực kính thờ, vâng thuận. Thậm chí có kẻ kết oán với cha mẹ, chẳng đoái hoài gì đến, chỉ chăm chút vợ con, chẳng hiếu dưỡng cha mẹ. Thậm chí, cha mẹ mắc bịnh cũng chẳng hay, chết cũng chẳng chôn. Hoặc là nói một câu là trả miếng một câu tựa như người dưng. Ðấy đều là những hạng chẳng bằng cầm thú vậy. Than ôi! Người chẳng bằng nổi cầm thú hay sao? Ðáng sợ thay! Những người hiểu biết trong đại chúng đây hãy suy nghĩ lấy.